- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới co giật, hôn mê
Những điều bạn cần biết về biến chứng phù hoàng điểm do đái tháo đường
6 bài tập giúp kiểm soát biến chứng đái tháo đường hiệu quả
Mắc đái tháo đường, làm sao ổn định đường huyết khi phải hạn chế ra ngoài?
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn trọng hơn với dịch Covid-19?
Mắc bệnh đái tháo đường có thể thay đổi cuộc sống của bạn theo nhiều cách khác nhau. Để đối phó với căn bệnh này, bạn sẽ cần thực hiện thay đổi lối sống. Tuy nhiên, trong quá trình bắt đầu điều chỉnh lại lối sống thường ngày, nhiều người bệnh đái tháo đường có thể mắc sai lầm khi tránh tuyệt đối một số thực phẩm, hoặc ăn quá nhiều một vài thực phẩm khác… Những điều này có thể gây nguy hiểm, làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường.
Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường khác gì với người bình thường?
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp. Tình trạng này có thể xảy ra do phản ứng với insulin, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi, cảm thấy lo lắng, dễ nhầm lẫn.
Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, tình trạng hạ đường huyết thường diễn ra nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh mất ý thức, đờ đẫn trong khi nói, đôi khi còn khiến người bệnh trải qua tình trạng nhìn đôi (song thị). Người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết sẽ cần được cấp cứu ngay lập tức. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị co giật, thậm chí hôn mê.
Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến người bệnh đái tháo đường co giật, hôn mê
Triệu chứng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Tình trạng hạ đường huyết có thể bắt đầu với một cơn đau đầu nhẹ, cảm giác hơi hồi hộp, lo lắng. Tiếp sau đó, người bệnh có thể bắt đầu bị đổ mồ hôi quá mức, run rẩy, khó chịu, thấy đói bất thường và thay đổi tâm trạng. Đây là các triệu chứng cảnh báo lượng đường huyết đang bắt đầu hạ thấp. Do đó, nếu thấy mình có các triệu chứng này, người bệnh đái tháo đường nên ăn ngay món gì đó ngọt, có thể là kẹo, bánh, sữa…
Nếu bạn bỏ qua những triệu chứng trên, tình trạng hạ đường huyết có thể tiến triển nặng, gây co giật, nhìn đôi, buồn ngủ. Bạn cũng có thể dần mất ý thức, không thể nói rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn, chuyển động bị rung giật.
Nên lưu ý, những người mắc bệnh đái tháo đường trong một khoảng thời gian dài có thể “bỏ qua” các triệu chứng hạ đường huyết nghiêm trọng mà tiến triển nhanh tới co giật, mất ý thức. Do đó, người bệnh đái tháo đường cần chú ý theo dõi đường huyết thường xuyên để ngăn không cho đường huyết hạ thấp hoặc tăng cao quá mức.
Nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết
Dùng insulin sai liều, bỏ liều... là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị khác, đặc biệt là nhóm thuốc sulfonylurea (nhóm thuốc kích thích tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn) cũng có thể gây hạ đường huyết. Các loại thuốc này có thể kể đến như Amaryl, Glyburide và Glipizide.
Phản ứng với insulin là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hạ đường huyết. Tuy nhiên, còn có các lý do khác gây ra tình trạng này, ví dụ như bạn bỏ bữa, ăn quá ít, uống nhiều rượu bia, không uống đúng liều thuốc điều trị đái tháo đường như chỉ dẫn của bác sỹ…
Đôi khi, hoạt động quá nhiều mà không điều chỉnh lại lượng thức ăn, thuốc uống cũng có thể dẫn tới hạ đường huyết. Người cao tuổi, người mắc các biến chứng đái tháo đường khác (như bệnh thận, các vấn đề với tuyến thượng thận…) cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn.
Đối phó với tình trạng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Nếu nhận thấy mình có dấu hiệu hạ đường huyết, bạn cần ngay lập tức kiểm tra đường huyết và ăn một món ngọt. Tốt nhất nên chọn các loại đồ uống ngọt (như sữa, nước trái cây…) vì chúng có thể giúp lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng. Nếu sau 15 phút, lượng đường huyết của bạn vẫn ở mức thấp, hãy ăn thêm một chút đồ ngọt nữa.
Trong trường hợp người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết nghiêm trọng tới mức bất tỉnh, họ sẽ cần được tiêm glucagon, đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Hiểu được các lợi ích mà Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử mang lại cho người bệnh đái tháo đường, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp các thảo dược này với Alpha lipoic acid (một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ cải thiện biến chứng thần kinh) trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.
Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:
- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn